Cholesterol là thành phần chủ yếu nhất và được biết đến nhiều nhất trong các loại lipid. Đây là một chất mềm tương tự như sáp, màu trắng ngà hiện diện ở nhiều nơi trong cơ thể. Các tế bào cũng cần đến cholesterol, vì đây là thành phần cấu tạo chính của màng tế bào. Ngoài ra, cholesterol cũng là chất cơ bản cho quá trình sản xuất nhiều loại hormone (nội tiết tố) và thực hiện các chức năng khác của cơ thể. Vì vậy, cholesterol thật sự cần thiết cho hoạt động bình thường của một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol tăng quá mức là một yếu tố nguy cơ tim mạch đáng kể, đặc biệt là bệnh động mạch vành. Cholesterol tăng cao cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não hay đột quỵ.
Hằng ngày, cơ thể chúng ta thu nhận cholesterol từ hai cách. Bản thân cơ thể là một nhà máy sản xuất cholesterol và nguồn cung cấp thứ nhì là từ thực phẩm. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa là nguồn dinh dưỡng rất giàu cholesterol. Trái lại, các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau quả, ngũ cốc không chứa cholesterol. Một số thực phẩm khác có chứa những loại chất béo bão hòa giúp cơ thể tăng sản xuất cholesterol mặc dù không có nguồn gốc từ động vật.
Cholesterol và các loại lipid khác không thể tan trong máu. Chúng được vận chuyển đến và đi khỏi các tế bào bằng những chất vận chuyển đặc biệt gọi là lipoprotein. Trong lúc di chuyển, cholesterol có thể đọng lại ở thành mạch máu tạo thành các mảng xơ vữa. Có hai loại lipoprotein mà chúng ta cần quan tâm: một loại “tốt” là HDL (High density lipoprotein) và một loại “xấu” là LDL (Low density lipoprotein). Lượng LDL cholesterol tăng cao quá mức sẽ gây tình trạng tắc nghẽn các mạch máu trong lúc HDL được sản xuất ra nhằm mục đích bảo vệ các mạch máu khỏi hiện tượng xơ vữa do lắng đọng nhiều mảng cholesterol.
LDL cholesterol lưu thông theo máu sẽ làm cho lớp “màng” trong của thành mạch dầy lên, nhất là các mạch máu nuôi cơ tim (động mạch vành) và nuôi tế bào não. Cùng với một số thành phần khác, LDL cholesterol tạo thành mảng xơ vữa và làm cho lòng động mạch hẹp dần, thậm chí có thể bít tắc cả mạch máu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo các mảng xơ vữa. Lòng mạch máu bị thu hẹp sẽ làm giảm lượng máu đến nuôi cơ tim và có thể gây ra cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim cấp. Nếu các mạch máu nuôi tế bào não bị ảnh hưởng thì sẽ có cơn đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Nồng độ LDL cholesterol tối ưu được xác định là <> 160 mg/dl và kèm theo hai yếu tố nguy cơ tim mạch khác (ví dụ như hút thuốc lá và tăng huyết áp) phản ảnh sự tăng nguy cơ tim mạch hoặc đột quỵ. Do đó, LDL cholesterol được xem là cholesterol “xấu”.
Khỏang 1/4 đến 1/3 lượng cholesterol được vận chuyển dưới dạng gắn kết với HDL. HDL có nhiệm vụ lấy các phân tử cholesterol khỏi máu, mang chúng trở lại gan và loại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, HDL còn có khả năng tách cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa và làm chậm quá trình làm dai thành mạch máu. Vì vậy, HDL cholesterol được xem là cholesterol “tốt”. Nồng độ HDL cholesterol thấp (<>
Nồng độ Triglyceride | |
< 150 mg/dL | Bình thường |
150–199 mg/dL | Giới hạn cao |
200–499 mg/dL | Cao |
> 500 mg/dL | Rất cao |
Nồng độ LDL Cholesterol | |
< 100 mg/dL | Bình thường |
100 - 129 mg/dL | Chấp nhận |
130 - 159 mg/dL | Giới hạn cao |
160 - 189 mg/dL | Cao |
> 190 mg/dL | Rất cao |
ThS Trần Quang Khánh-BSGD
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.