Mới đầu hai bàn chân nổi nhiều nốt đỏ, không đau, thỉnh thoảng thấy ngứa. Sau nốt đỏ chuyển thành bầm đen, rồi lan rộng lên ống chân, và bắt đầu loét. Đây là triệu chứng của bệnh viêm mạch.
Viêm mạch thường gây ra những vết loét khó lành, đôi khi còn dẫn đến hoại tử. Cách đây một năm, bà N.T.N.H, 54 tuổi, ngụ tại Bình Dương, thấy hai bàn chân nổi nhiều nốt đỏ, không đau, chỉ thỉnh thoảng thấy ngứa.
Sau một thời gian, nốt đỏ chuyển thành bầm đen. Hiện tượng này dần dần lan rộng lên hai ống chân, những đốm đỏ không còn rải rác mà dày hơn, kèm theo đó da chân trở nên sần sùi và bắt đầu loét. Đi khám một số bác sĩ địa phương, bà được chẩn đoán bị chàm, tuy nhiên bệnh vẫn cứ diễn tiến, vết loét không lành và ngày càng rộng hơn. Cuối tháng qua, bà đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM và được bác sĩ chẩn đoán là viêm mạch.
Dễ nhầm lẫn với bệnh ngoài da
Viêm mạch là tình trạng viêm mạch máu nhỏ do tự miễn, không xác định được nguyên nhân. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện Da Liễu TPHCM, cho biết những bệnh nhân này máu ở chân không tuần hoàn được, bị ứ đọng và gây xuất huyết.
Ban đầu hiện tượng xuất huyết có ở hai chân với những đốm đỏ mà nhiều người lầm tưởng là vết chàm hoặc xuất huyết do viêm não. Sau đó, đốm đỏ chuyển sang bầm đen và da ở vùng đốm bầm sẽ trở nên sần sùi, không trơn láng, vì vậy càng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da. Những triệu chứng kèm theo là chân tê, mỏi, phù và có cảm giác nặng. Khi có vết loét sẽ rất khó lành, đôi khi dẫn đến hoại tử do vùng này thiếu máu nuôi.
Viêm mạch có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đây không phải là dạng bệnh nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống do không thể điều trị khỏi hẳn.
Mặt khác, do thời gian đầu khởi bệnh, người bệnh không có cảm giác đau nhức nên nếu không điều trị sớm, khi bệnh đã lan rộng đến phần cẳng chân và bắp chân thì thường kèm theo những vết loét lâu lành. Bệnh kéo dài, điều trị chỉ giúp ngăn chặn diễn tiến của bệnh, vì vậy việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả đứng thường xuyên cũng làm bệnh nặng thêm do máu bị dồn về chân.
Viêm mạch cơ quan nội tạng dễ biến chứng
Có nhiều dạng viêm mạch cấp tính như viêm mạch do dị ứng, do siêu vi có thể điều trị khỏi. Viêm mạch dị ứng thường gặp do dị ứng thuốc corticoid, thuốc sốt rét hoặc thuốc kháng viêm không steroid, có thể phòng ngừa được bằng cách loại trừ những loại thuốc nghi ngờ gây dị ứng.
Ngoài dạng viêm mạch tự miễn, viêm mạch còn đi kèm với những bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, lupus ban đỏ, tim mạch... Bác sĩ Nguyễn Thy Anh, Đại học Y Dược TPHCM, cho biết vì khắp cơ thể đều có mạch máu nên tình trạng viêm mạch có thể xảy ra ở mọi nơi.
Hiện tượng xuất huyết gây tắc mạch kéo dài sẽ làm hoại tử những cơ quan thiếu máu nuôi và rối loạn hoạt động cơ thể. Nếu viêm mạch xảy ra với các cơ quan nội tạng có thể dẫn đến biến chứng ở những cơ quan tim, phổi, gan, thận... Để xác định viêm mạch tự miễn đơn thuần hay đi kèm với những bệnh lý nội khoa, bệnh nhân cần được làm sinh thiết da và nhiều xét nghiệm để loại trừ.
Nếu viêm mạch nguyên phát chỉ là bệnh về da, bệnh ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhưng khi bệnh đã được điều trị thuyên giảm cũng để lại nhiều vết thâm kèm theo đau khớp kéo dài hai bàn chân.
Quá trình điều trị thường lâu dài, có khi phải uống thuốc kháng sinh trong suốt một năm nhưng vết loét vẫn không lành, vì vậy người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, những người mắc bệnh viêm mạch nên hạn chế đi lại và không nên tập những môn thể thao ở tư thế đứng.
Đoàn Hạnh (Theo Người Lao Động)
Viêm mạch thường gây ra những vết loét khó lành, đôi khi còn dẫn đến hoại tử. Cách đây một năm, bà N.T.N.H, 54 tuổi, ngụ tại Bình Dương, thấy hai bàn chân nổi nhiều nốt đỏ, không đau, chỉ thỉnh thoảng thấy ngứa.
Sau một thời gian, nốt đỏ chuyển thành bầm đen. Hiện tượng này dần dần lan rộng lên hai ống chân, những đốm đỏ không còn rải rác mà dày hơn, kèm theo đó da chân trở nên sần sùi và bắt đầu loét. Đi khám một số bác sĩ địa phương, bà được chẩn đoán bị chàm, tuy nhiên bệnh vẫn cứ diễn tiến, vết loét không lành và ngày càng rộng hơn. Cuối tháng qua, bà đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM và được bác sĩ chẩn đoán là viêm mạch.
Dễ nhầm lẫn với bệnh ngoài da
Viêm mạch là tình trạng viêm mạch máu nhỏ do tự miễn, không xác định được nguyên nhân. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện Da Liễu TPHCM, cho biết những bệnh nhân này máu ở chân không tuần hoàn được, bị ứ đọng và gây xuất huyết.
Ban đầu hiện tượng xuất huyết có ở hai chân với những đốm đỏ mà nhiều người lầm tưởng là vết chàm hoặc xuất huyết do viêm não. Sau đó, đốm đỏ chuyển sang bầm đen và da ở vùng đốm bầm sẽ trở nên sần sùi, không trơn láng, vì vậy càng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da. Những triệu chứng kèm theo là chân tê, mỏi, phù và có cảm giác nặng. Khi có vết loét sẽ rất khó lành, đôi khi dẫn đến hoại tử do vùng này thiếu máu nuôi.
Viêm mạch có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đây không phải là dạng bệnh nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống do không thể điều trị khỏi hẳn.
Mặt khác, do thời gian đầu khởi bệnh, người bệnh không có cảm giác đau nhức nên nếu không điều trị sớm, khi bệnh đã lan rộng đến phần cẳng chân và bắp chân thì thường kèm theo những vết loét lâu lành. Bệnh kéo dài, điều trị chỉ giúp ngăn chặn diễn tiến của bệnh, vì vậy việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả đứng thường xuyên cũng làm bệnh nặng thêm do máu bị dồn về chân.
Viêm mạch cơ quan nội tạng dễ biến chứng
Có nhiều dạng viêm mạch cấp tính như viêm mạch do dị ứng, do siêu vi có thể điều trị khỏi. Viêm mạch dị ứng thường gặp do dị ứng thuốc corticoid, thuốc sốt rét hoặc thuốc kháng viêm không steroid, có thể phòng ngừa được bằng cách loại trừ những loại thuốc nghi ngờ gây dị ứng.
Ngoài dạng viêm mạch tự miễn, viêm mạch còn đi kèm với những bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, lupus ban đỏ, tim mạch... Bác sĩ Nguyễn Thy Anh, Đại học Y Dược TPHCM, cho biết vì khắp cơ thể đều có mạch máu nên tình trạng viêm mạch có thể xảy ra ở mọi nơi.
Hiện tượng xuất huyết gây tắc mạch kéo dài sẽ làm hoại tử những cơ quan thiếu máu nuôi và rối loạn hoạt động cơ thể. Nếu viêm mạch xảy ra với các cơ quan nội tạng có thể dẫn đến biến chứng ở những cơ quan tim, phổi, gan, thận... Để xác định viêm mạch tự miễn đơn thuần hay đi kèm với những bệnh lý nội khoa, bệnh nhân cần được làm sinh thiết da và nhiều xét nghiệm để loại trừ.
Nếu viêm mạch nguyên phát chỉ là bệnh về da, bệnh ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhưng khi bệnh đã được điều trị thuyên giảm cũng để lại nhiều vết thâm kèm theo đau khớp kéo dài hai bàn chân.
Quá trình điều trị thường lâu dài, có khi phải uống thuốc kháng sinh trong suốt một năm nhưng vết loét vẫn không lành, vì vậy người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, những người mắc bệnh viêm mạch nên hạn chế đi lại và không nên tập những môn thể thao ở tư thế đứng.
Đoàn Hạnh (Theo Người Lao Động)
2 comments:
Chào bạn!
Mình cũng bị bệnh này, tìm hiểu đủ thứ, chữa bệnh khắp nơi, đông tây y đủ cá, nhưng cái khó bệnh này là dạng 1 hội chứng không thể chữa khỏi(cũng tùy người nữa).
Bệnh này với cơ thể mình thì không chữa được, nếu gây hoại tử mình uống thuốc thì mấy vết hoại tử sẽ hết, nhưng khổ cái là sau đó lại tái phát đồng thời thuốc uống tây gây ra dị ứng khủng kiếp(mình xem sreach thấy nhiều nguời bị dị ứng do thuốc cũng ác liệt lắm).
Thật tình cờ, một người bảo mình thử uống được pha từ cây bông trắng(uống nó giống như uống trà vậy, giá cũng rất mềm), thật nhiệm màu, mình uống vào khoảng 2 tháng các vết loét không hề tài phát, các vết đang loét lập tức khô đi rồi lành luôn.
Mình viết vài dòng cho các bạn nào bị giống mình, các bạn thử uống cây bông trắng(cách pha nó ra giống như pha tra vậy) cây này có nhiều trên tây nguyên (Đà Lạt), mình thấy nó chuyên trị bệnh Gout thì phải, mình viết ra đây trường hợp của mình, đến nay đã 3 năm rồi mình vẫn uống nó mọi thứ vẫn tốt các bạn ah.
Nếu bạn nào đã chữa mà khó khỏi quá, thử phương pháp này xem, vì cây thuốc này rất lành uống giống trà, chẳng hại gì.
P/S : Mình xin cập nhật thêm tình hình, hiện nay có 1 chú ở ngoài Bình Định uống thuốc khoảng 3 tháng đến này cho kết quả khá khả quan, hiện nay cây thuốc này mình chỉ còn gần đủ cung cấp cho mình và chú ở ngoài Bình Định uống, bạn nào đang bị bệnh này mà chưa có phương thuốc tốt để chữa cố gắng tìm cây thuốc này để chữa.
Chúc các bạn mau lành bệnh
Hi! Em dang mac benh nay rat nghiem trong. Anh co the giup em tim hieu dc ko?
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.