Hẹp eo động mạch chủ là một dị tật tim bẩm sinh. Đây là bệnh hiếm gặp, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, cho biết mới đây, BV đã tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhi bị hẹp eo động mạch chủ (HEĐMC) có biểu hiện đặc biệt.
Đó là cháu gái N.M.L. 7 tháng tuổi, khi mới sinh ra nặng 2,4 kg. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc gia đinh cháu L. thấy cháu ăn kém, chậm lớn, hay mệt và khó thở nhẹ sau ăn. Tiền sử gia đình cho thấy mẹ cháu L. bị cúm khi mang thai cháu L. được ba tháng. Ngoài ra, trong gia đình không có ai bị dị tật bẩm sinh. Bệnh nhi thứ hai là cháu trai T.V.N, chín tháng tuổi, bị viêm phổi khi nhập viện. Qua các xét nghiệm và siêu âm, chụp cắt lớp cho thấy hai bệnh nhi bị HEĐMC rất nặng, không thể phẫu thuật như những trường hợp trẻ bị HEĐMC khác.
TS Liêm cho biết thêm đa số các trường hợp HEĐMC có đoạn hẹp ngắn và không có các bất thường khác về mạch máu. Tuy nhiên, với hai bệnh nhi này lại xuất hiện hình thái đặc biệt của HEĐMC nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia ngoại khoa, HEĐMC là dị tật tim bẩm sinh đứng hàng thứ 3 sau thông liên thất và còn ống động mạch. Vị trí hẹp có thể ở trước ống động mạch hoặc sau ống động mạch. Bệnh gặp ở con trai nhiều gấp ba lần ở con gái. Khoảng 20% trẻ nhỏ nhập viện vì suy tim là do HEĐMC. Tỷ lệ tìm thấy trên mổ tử thi là 1/4.000. Cứ năm trẻ bị suy tim thì có một cháu có nguyên nhân là HEĐMC.
Theo nhiều chuyên gia tim mạch, phẫu thuật không phải là bắt buộc đối với tất cả các bệnh HEĐMC. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã điều trị HEĐMC theo phương pháp nong chỗ hẹp bằng bóng. Ở Mexico, người ta đã điều trị cho hơn 300 bệnh nhi, tỷ lệ thành công đạt hơn 90%.
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí hẹp. Bệnh nhân HEĐMC trên ống thường nhận thấy ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ còn bú bằng biểu hiện trẻ chậm phát triển thể chất và suy tim. Bệnh nhân có vị trí hẹp sau ống có biểu hiện lâm sàng đa dạng phụ thuộc vào mức độ hẹp. Ở trẻ còn bú, các triệu chứng không đặc hiệu như chậm tăng trưởng, kém ăn, kích thích có thể là hậu quả của hẹp nhẹ. Trái lại, hẹp nặng có thể biểu hiện là một cấp cứu với các hậu quả bị suy sụp đa phủ tạng. Biểu hiện của sơ sinh hoặc trẻ bé rất nguy kịch. Sau khi sinh, trẻ không có triệu chứng nhưng vài ngày hoặc vài tuần ngay sau khi ống động mạch đóng lại các triệu chứng của suy tuần hoàn xuất hiện nhanh chóng với hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh, không sờ thấy mạch chi dưới.
HEĐMC là một bệnh hiếm gặp, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn được chẩn đoán muộn. TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết mặc dù đây là loại bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm, nhưng dễ bị "nhầm" trong khám lâm sàng. Để chẩn bệnh, bác sĩ chỉ cần chú ý đến mức chênh huyết áp giữa chi trên với chi dưới và thăm mạch mu, mạch bẹn. Mặt khác, việc chẩn đoán chứng HEĐMC tuy không khó; nhưng bệnh nhân thường được chẩn đoán nhầm thành bệnh còn ống động mạch, giãn cơ tim...
TS Nguyễn Thanh Liêm khẳng định HEĐMC là một bệnh hiếm gặp, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn được chẩn đoán muộn.
Đoàn Hạnh (Theo Tiền Phong)
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, cho biết mới đây, BV đã tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhi bị hẹp eo động mạch chủ (HEĐMC) có biểu hiện đặc biệt.
Đó là cháu gái N.M.L. 7 tháng tuổi, khi mới sinh ra nặng 2,4 kg. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc gia đinh cháu L. thấy cháu ăn kém, chậm lớn, hay mệt và khó thở nhẹ sau ăn. Tiền sử gia đình cho thấy mẹ cháu L. bị cúm khi mang thai cháu L. được ba tháng. Ngoài ra, trong gia đình không có ai bị dị tật bẩm sinh. Bệnh nhi thứ hai là cháu trai T.V.N, chín tháng tuổi, bị viêm phổi khi nhập viện. Qua các xét nghiệm và siêu âm, chụp cắt lớp cho thấy hai bệnh nhi bị HEĐMC rất nặng, không thể phẫu thuật như những trường hợp trẻ bị HEĐMC khác.
TS Liêm cho biết thêm đa số các trường hợp HEĐMC có đoạn hẹp ngắn và không có các bất thường khác về mạch máu. Tuy nhiên, với hai bệnh nhi này lại xuất hiện hình thái đặc biệt của HEĐMC nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia ngoại khoa, HEĐMC là dị tật tim bẩm sinh đứng hàng thứ 3 sau thông liên thất và còn ống động mạch. Vị trí hẹp có thể ở trước ống động mạch hoặc sau ống động mạch. Bệnh gặp ở con trai nhiều gấp ba lần ở con gái. Khoảng 20% trẻ nhỏ nhập viện vì suy tim là do HEĐMC. Tỷ lệ tìm thấy trên mổ tử thi là 1/4.000. Cứ năm trẻ bị suy tim thì có một cháu có nguyên nhân là HEĐMC.
Theo nhiều chuyên gia tim mạch, phẫu thuật không phải là bắt buộc đối với tất cả các bệnh HEĐMC. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã điều trị HEĐMC theo phương pháp nong chỗ hẹp bằng bóng. Ở Mexico, người ta đã điều trị cho hơn 300 bệnh nhi, tỷ lệ thành công đạt hơn 90%.
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí hẹp. Bệnh nhân HEĐMC trên ống thường nhận thấy ngay ở giai đoạn sơ sinh hoặc trẻ còn bú bằng biểu hiện trẻ chậm phát triển thể chất và suy tim. Bệnh nhân có vị trí hẹp sau ống có biểu hiện lâm sàng đa dạng phụ thuộc vào mức độ hẹp. Ở trẻ còn bú, các triệu chứng không đặc hiệu như chậm tăng trưởng, kém ăn, kích thích có thể là hậu quả của hẹp nhẹ. Trái lại, hẹp nặng có thể biểu hiện là một cấp cứu với các hậu quả bị suy sụp đa phủ tạng. Biểu hiện của sơ sinh hoặc trẻ bé rất nguy kịch. Sau khi sinh, trẻ không có triệu chứng nhưng vài ngày hoặc vài tuần ngay sau khi ống động mạch đóng lại các triệu chứng của suy tuần hoàn xuất hiện nhanh chóng với hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh, không sờ thấy mạch chi dưới.
HEĐMC là một bệnh hiếm gặp, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn được chẩn đoán muộn. TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết mặc dù đây là loại bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm, nhưng dễ bị "nhầm" trong khám lâm sàng. Để chẩn bệnh, bác sĩ chỉ cần chú ý đến mức chênh huyết áp giữa chi trên với chi dưới và thăm mạch mu, mạch bẹn. Mặt khác, việc chẩn đoán chứng HEĐMC tuy không khó; nhưng bệnh nhân thường được chẩn đoán nhầm thành bệnh còn ống động mạch, giãn cơ tim...
TS Nguyễn Thanh Liêm khẳng định HEĐMC là một bệnh hiếm gặp, có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn được chẩn đoán muộn.
Đoàn Hạnh (Theo Tiền Phong)
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.