Từ lâu, người ta có câu: “Họa từ miệng mà đến, bệnh từ miệng mà vào”. Đặc biệt là những bệnh về tim mạch - một căn bệnh giết chết hàng chục triệu con người trên thế giới mỗi năm. Căn bệnh mà các chuyên gia y học gọi là “tên sát nhân thầm lặng” - đó là bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Bệnh từ miệng mà vào
Một chế độ ăn nhiều cholesterol chẳng hạn như thói quen ăn óc heo để bổ óc của một số người rất nguy hiểm, nhất là ở người cao tuổi, vì trong óc heo có hàm lượng cholesterol rất cao (gấp 7 lần so với các loại thức ăn thông thường khác). Khi lượng cholesterol tăng cao trong máu, đặc biệt là loại cholesterol hàm lượng phân tử thấp sẽ lắng đọng trên thành mạch máu gây hậu quả là hẹp, tắc và làm mạch máu dễ bị tổn thương. Đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, phình động mạch chủ... gây tử vong đột ngột cho bệnh nhân.
Chế độ ăn nhiều chất tinh bột, nhiều chất đường (thường gặp ở người ăn chay trường) cũng gây hậu quả cho hệ tim mạch. Sự thiên lệch về chất dinh dưỡng sẽ kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, tiểu đường... là nguy cơ cao của tình trạng xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch cho thấy, ở những người ăn chay trường trên 50 tuổi, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa chất béo và tiểu đường cao hơn những người bình thường gấp 4 lần.
Muối là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều muối cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Người ta nhận thấy: do trong khẩu phần ăn hằng ngày có hàm lượng muối khá cao (từ 25-30 gr), nên người dân Nhật Bản bị tai biến mạch máu não rất nhiều, trong khi những dân tộc khác như người Eskimo, các dân tộc thuộc châu Phi lại ít bị bệnh này do họ ăn nhạt hơn rất nhiều với khẩu phần muối mỗi ngày chỉ khoảng 5-10gr mà thôi.
Các loại thức ăn nhanh, các phương thức ẩm thực của thời đại công nghiệp cũng gây ra hậu quả nặng nề cho bệnh tim mạch. Phần lớn trong các suất ăn công nghiệp, dư lượng mỡ và đường rất cao, kết hợp với các loại nước uống có gaz, thời gian ăn lại ngắn, phân bố các bữa ăn không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Béo phì sẽ gây hậu quả tất yếu là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường làm tăng tỷ lệ tử vong và giảm đi chất lượng cuộc sống.
Các loại thức uống có chứa cafein và có cồn như rượu, bia... nếu dùng với số lượng ít thì rất có lợi cho hệ tim mạch, nhưng nếu dùng nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp và việc uống quá nhiều bia có thể đưa đến rối loạn chuyển hóa chất béo và gia tăng xơ vữa động mạch.
Chế độ ăn hợp lý
Về phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, nếu có thể chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa... thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi. Về vấn đề này, những người ăn chay của phương Tây có lý hơn so với những người ăn chay phương Đông khi chế độ ăn chay của họ đôi lúc cho phép ăn thêm trứng, sữa và cả cá nữa.
Chế độ ăn hợp lý là: ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng hợp lý các loại thức uống có cafein, cồn và các loại gia vị: như tỏi, ớt, hành, tiêu... đều rất tốt cho hệ thống tim mạch. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tỏi và rượu vang đỏ.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (ĐH Y Dược, TP.HCM)/Theo Thanh niên
Bệnh từ miệng mà vào
Một chế độ ăn nhiều cholesterol chẳng hạn như thói quen ăn óc heo để bổ óc của một số người rất nguy hiểm, nhất là ở người cao tuổi, vì trong óc heo có hàm lượng cholesterol rất cao (gấp 7 lần so với các loại thức ăn thông thường khác). Khi lượng cholesterol tăng cao trong máu, đặc biệt là loại cholesterol hàm lượng phân tử thấp sẽ lắng đọng trên thành mạch máu gây hậu quả là hẹp, tắc và làm mạch máu dễ bị tổn thương. Đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, phình động mạch chủ... gây tử vong đột ngột cho bệnh nhân.
Chế độ ăn nhiều chất tinh bột, nhiều chất đường (thường gặp ở người ăn chay trường) cũng gây hậu quả cho hệ tim mạch. Sự thiên lệch về chất dinh dưỡng sẽ kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, tiểu đường... là nguy cơ cao của tình trạng xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch cho thấy, ở những người ăn chay trường trên 50 tuổi, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa chất béo và tiểu đường cao hơn những người bình thường gấp 4 lần.
Muối là một loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều muối cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Người ta nhận thấy: do trong khẩu phần ăn hằng ngày có hàm lượng muối khá cao (từ 25-30 gr), nên người dân Nhật Bản bị tai biến mạch máu não rất nhiều, trong khi những dân tộc khác như người Eskimo, các dân tộc thuộc châu Phi lại ít bị bệnh này do họ ăn nhạt hơn rất nhiều với khẩu phần muối mỗi ngày chỉ khoảng 5-10gr mà thôi.
Các loại thức ăn nhanh, các phương thức ẩm thực của thời đại công nghiệp cũng gây ra hậu quả nặng nề cho bệnh tim mạch. Phần lớn trong các suất ăn công nghiệp, dư lượng mỡ và đường rất cao, kết hợp với các loại nước uống có gaz, thời gian ăn lại ngắn, phân bố các bữa ăn không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Béo phì sẽ gây hậu quả tất yếu là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường làm tăng tỷ lệ tử vong và giảm đi chất lượng cuộc sống.
Các loại thức uống có chứa cafein và có cồn như rượu, bia... nếu dùng với số lượng ít thì rất có lợi cho hệ tim mạch, nhưng nếu dùng nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp và việc uống quá nhiều bia có thể đưa đến rối loạn chuyển hóa chất béo và gia tăng xơ vữa động mạch.
Chế độ ăn hợp lý
Về phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, nếu có thể chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa... thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi. Về vấn đề này, những người ăn chay của phương Tây có lý hơn so với những người ăn chay phương Đông khi chế độ ăn chay của họ đôi lúc cho phép ăn thêm trứng, sữa và cả cá nữa.
Chế độ ăn hợp lý là: ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng hợp lý các loại thức uống có cafein, cồn và các loại gia vị: như tỏi, ớt, hành, tiêu... đều rất tốt cho hệ thống tim mạch. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tỏi và rượu vang đỏ.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (ĐH Y Dược, TP.HCM)/Theo Thanh niên
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.