Theo một nghiên cứu công bố ngày 20/10 trên tập chí "Tuần hoàn" của Hội tim mạch Mỹ, những người bị suy tim xung huyết có nguy cơ bị rạn xương cao gấp 4 lần so với những người bị bệnh tim mạch cấp tính.
Nghiên cứu này được thực hiện với hơn 2.000 người bị suy tim và hơn 14.000 người phải cấp cứu vì suy tim xung huyết ở Canada trong giai đoạn 1998-2001. Kết quả cho thấy một năm sau khi tới phòng cấp cứu, tỷ lệ rạn xương ở nhóm bệnh nhân phải cấp cứu vì bị suy tim xung huyết là 4,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm còn lại chỉ là 1%.
Thậm chí khi được điều chỉnh thuốc để duy trì độ chắc của xương, nguy cơ bị rạn xương ở những đối tượng bị suy tim vẫn cao hơn so với những người khác.
Tác giả công trình, nhà khoa học Justin Ezekowitz thuộc Đại học University of Alberta, Canada cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về suy tim và nguy cơ rạn xương. Theo ông, bệnh nhân suy tim mãn tính có nguy cơ bị rạn xương cao là do cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng canxi hoặc vitamin D.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là lượng hóocmôn Aldosterone tăng cao ở bệnh nhân suy tim đã kích thích sự bài tiết canxi, khiến tuyến cận giáp phải tăng hóocmôn để điều chỉnh lượng canxi trong máu.
Cũng theo nghiên cứu trên, hiện có 8,4% người trên 75 tuổi và 2,2% dân Bắc Mỹ mắc bệnh suy tim mãn tính. Trong khi đó, khoảng 10 triệu người dân Mỹ đang bị bệnh loãng xương, nữ giới trên 50 tuổi chiếm 25%.
Ảnh: corbis |
Nghiên cứu này được thực hiện với hơn 2.000 người bị suy tim và hơn 14.000 người phải cấp cứu vì suy tim xung huyết ở Canada trong giai đoạn 1998-2001. Kết quả cho thấy một năm sau khi tới phòng cấp cứu, tỷ lệ rạn xương ở nhóm bệnh nhân phải cấp cứu vì bị suy tim xung huyết là 4,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm còn lại chỉ là 1%.
Thậm chí khi được điều chỉnh thuốc để duy trì độ chắc của xương, nguy cơ bị rạn xương ở những đối tượng bị suy tim vẫn cao hơn so với những người khác.
Tác giả công trình, nhà khoa học Justin Ezekowitz thuộc Đại học University of Alberta, Canada cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên về suy tim và nguy cơ rạn xương. Theo ông, bệnh nhân suy tim mãn tính có nguy cơ bị rạn xương cao là do cơ thể không được cung cấp đủ hàm lượng canxi hoặc vitamin D.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là lượng hóocmôn Aldosterone tăng cao ở bệnh nhân suy tim đã kích thích sự bài tiết canxi, khiến tuyến cận giáp phải tăng hóocmôn để điều chỉnh lượng canxi trong máu.
Cũng theo nghiên cứu trên, hiện có 8,4% người trên 75 tuổi và 2,2% dân Bắc Mỹ mắc bệnh suy tim mãn tính. Trong khi đó, khoảng 10 triệu người dân Mỹ đang bị bệnh loãng xương, nữ giới trên 50 tuổi chiếm 25%.
Theo TTXVN
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.