Nguy cơ bóc tách động mạch chủ (ĐMC) cao nhất là ở những năm 60 - 70 tuổi của cuộc đời. Nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp đôi nữ giới. Khoảng 3/4 bệnh nhân bóc tách ĐMC có tiền sử tăng huyết áp. Van ĐMC có 2 lá van cũng được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây bóc tách ĐMC đoạn gần và chiếm 5 - 7% bóc tách ĐMC nói chung. Tỷ lệ tử vong sớm rất cao, khoảng 1% mỗi giờ nếu không được điều trị, nhưng tỷ lệ sống có thể được cải thiện rõ rệt nếu được điều trị nội khoa và/hoặc ngoại khoa sớm.
Vai trò tuần hoàn của động mạch chủ
ĐMC được chia ra thành ĐMC ngực và ĐMC bụng. ĐMC ngực lại chia ra thêm thành các đoạn ĐMC lên, quai ĐMC và ĐMC xuống, ĐMC bụng bao gồm đoạn ĐMC trên thận và dưới thận. Quai ĐMC cho ra tất cả các nhánh động mạch cánh tay đầu.
Sức mạnh của ĐMC nằm ở lớp áo giữa, được tạo nên từ những lớp mỏng là tổ chức chun giãn quấn lại với nhau sắp xếp theo hình xoắn ốc đã tạo cho ĐMC có sức căng tối đa. Chính vì thế, mặc dù mỏng như vậy nhưng thành của ĐMC có thể chịu đựng áp lực hàng nghìn mmHg mà không bị vỡ. Khác với cấu trúc của các động mạch nhỏ hơn, lớp áo giữa của động mạch chủ bao gồm nhiều lớp các sợi chun, đã làm cho động mạch chủ không chỉ có sức căng mà còn có thể phồng lên chun giãn. Chức năng này đóng vai trò sống còn của hệ thống tuần hoàn. Lớp nội mạc của lớp áo trong động mạch chủ mỏng, mềm mại và rất dễ bị tổn thương. Lớp áo ngoài chứa thành phần chủ yếu là chất tạo keo và có nhiều mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho một nửa ngoài của thành động mạch chủ, bao gồm một phần lớn lớp áo giữa.
Khi tâm thất trái co bóp làm động mạch chủ (ĐMC) phồng lên bởi áp lực của máu được bơm ra từ tâm thất trái. Bằng cách đó, một phần năng lượng động lực học được sinh ra bởi sự co bóp của tâm thất trái được biến đổi thành năng lượng tiềm tàng dự trữ ở thành ĐMC. Sau đó, trong thời kỳ tâm trương, năng lượng dự trữ này được chuyển đổi trở lại thành năng lượng động lực học khi thành ĐMC co lại và đẩy máu ở trong lòng ĐMC ở xa vào trong các động mạch ngoại biên. Do vậy, ĐMC đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì sự tuần hoàn của máu trong thời kỳ tâm trương sau khi chúng được đưa vào trong ĐMC bởi tâm thất trái trong thời kỳ tâm thu. Bản thân các sóng mạch, cùng với hiệu ứng vắt sữa của nó, được lan truyền dọc theo ĐMC tới động mạch ngoại biên với tốc độ khoảng 5m/giây. Tốc độ này nhanh hơn nhiều tốc độ của bản thân dòng máu trong lòng mạch, di chuyển chỉ 40 - 50cm/giây.
Bóc tách ĐMC xảy ra khi nào?
Bóc tách ĐMC bắt đầu với sự hình thành một vết rách ở lớp áo trong của ĐMC, làm bộc lộ trực tiếp lớp áo giữa bị bệnh lý với lực xé của dòng máu chảy trong lòng ĐMC. Máu thâm nhập vào lớp áo giữa bệnh lý làm tách dọc theo lớp áo giữa do vậy gây bóc tách thành ĐMC. Với lực xé do áp lực máu trong lòng mạch sẽ làm cho quá trình bóc tách lan rộng dọc theo chiều dài của ĐMC với các mức độ trầm trọng khác nhau. Máu ở khoảng giữa các lớp bị bóc tách gọi là lòng giả. Ngoài ra, bóc tách ĐMC có thể khởi đầu bởi vỡ các mạch máu ở trong lớp áo giữa gây ra tụ máu ở trong thành của ĐMC. Chảy máu tại chỗ sau đó vỡ thứ phát qua lớp áo trong, gây ra rách lớp áo trong và bóc tách thành ĐMC. Nguy cơ bóc tách ĐMC phụ thuộc vào mức độ hẹp của van ĐMC có 2 lá van.
Hậu quả suy giảm chức năng của ĐMC
Khả năng chun giãn của ĐMC đóng góp chủ yếu vào việc duy trì chức năng bình thường của nó. Tuy nhiên, tính chun giãn và căng phồng lên của ĐMC giảm đi cùng với tuổi tác. Sự thay đổi này xuất hiện ở những người bình thường. Mất khả năng chun giãn và giãn nở làm tăng áp lực mạch thường thấy ở người lớn tuổi và kéo theo là ĐMC dần dần giãn ra. Mất sự chun giãn với tuổi tác sẽ tiến triển nhanh hơn ở người có bệnh tăng huyết áp (THA), tăng cholesterol máu hay bệnh động mạch vành so với những người bình thường. Ngược lại, ở những vận động viên, tính chun giãn của ĐMC cao hơn những người cùng lứa tuổi khác.
Về mặt mô học, thành ĐMC ở người cao tuổi có biểu hiện các sợi chun bị đứt gẫy kèm theo với tăng sợi tạo keo dẫn đến làm tăng tỷ lệ sợi tạo keo so với sợi chun, góp phần làm mất tính giãn nở. Sự giảm dòng máu ở các mạch máu nuôi thành ĐMC sẽ làm thành ĐMC cứng hơn với những biến đổi về mô học tương tự và có thể đây là một nguyên nhân gây ra những biến đổi thoái hóa theo tuổi tác.
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
Vai trò tuần hoàn của động mạch chủ
ĐMC được chia ra thành ĐMC ngực và ĐMC bụng. ĐMC ngực lại chia ra thêm thành các đoạn ĐMC lên, quai ĐMC và ĐMC xuống, ĐMC bụng bao gồm đoạn ĐMC trên thận và dưới thận. Quai ĐMC cho ra tất cả các nhánh động mạch cánh tay đầu.
Sức mạnh của ĐMC nằm ở lớp áo giữa, được tạo nên từ những lớp mỏng là tổ chức chun giãn quấn lại với nhau sắp xếp theo hình xoắn ốc đã tạo cho ĐMC có sức căng tối đa. Chính vì thế, mặc dù mỏng như vậy nhưng thành của ĐMC có thể chịu đựng áp lực hàng nghìn mmHg mà không bị vỡ. Khác với cấu trúc của các động mạch nhỏ hơn, lớp áo giữa của động mạch chủ bao gồm nhiều lớp các sợi chun, đã làm cho động mạch chủ không chỉ có sức căng mà còn có thể phồng lên chun giãn. Chức năng này đóng vai trò sống còn của hệ thống tuần hoàn. Lớp nội mạc của lớp áo trong động mạch chủ mỏng, mềm mại và rất dễ bị tổn thương. Lớp áo ngoài chứa thành phần chủ yếu là chất tạo keo và có nhiều mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho một nửa ngoài của thành động mạch chủ, bao gồm một phần lớn lớp áo giữa.
Khi tâm thất trái co bóp làm động mạch chủ (ĐMC) phồng lên bởi áp lực của máu được bơm ra từ tâm thất trái. Bằng cách đó, một phần năng lượng động lực học được sinh ra bởi sự co bóp của tâm thất trái được biến đổi thành năng lượng tiềm tàng dự trữ ở thành ĐMC. Sau đó, trong thời kỳ tâm trương, năng lượng dự trữ này được chuyển đổi trở lại thành năng lượng động lực học khi thành ĐMC co lại và đẩy máu ở trong lòng ĐMC ở xa vào trong các động mạch ngoại biên. Do vậy, ĐMC đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì sự tuần hoàn của máu trong thời kỳ tâm trương sau khi chúng được đưa vào trong ĐMC bởi tâm thất trái trong thời kỳ tâm thu. Bản thân các sóng mạch, cùng với hiệu ứng vắt sữa của nó, được lan truyền dọc theo ĐMC tới động mạch ngoại biên với tốc độ khoảng 5m/giây. Tốc độ này nhanh hơn nhiều tốc độ của bản thân dòng máu trong lòng mạch, di chuyển chỉ 40 - 50cm/giây.
Bóc tách ĐMC xảy ra khi nào?
Bóc tách ĐMC bắt đầu với sự hình thành một vết rách ở lớp áo trong của ĐMC, làm bộc lộ trực tiếp lớp áo giữa bị bệnh lý với lực xé của dòng máu chảy trong lòng ĐMC. Máu thâm nhập vào lớp áo giữa bệnh lý làm tách dọc theo lớp áo giữa do vậy gây bóc tách thành ĐMC. Với lực xé do áp lực máu trong lòng mạch sẽ làm cho quá trình bóc tách lan rộng dọc theo chiều dài của ĐMC với các mức độ trầm trọng khác nhau. Máu ở khoảng giữa các lớp bị bóc tách gọi là lòng giả. Ngoài ra, bóc tách ĐMC có thể khởi đầu bởi vỡ các mạch máu ở trong lớp áo giữa gây ra tụ máu ở trong thành của ĐMC. Chảy máu tại chỗ sau đó vỡ thứ phát qua lớp áo trong, gây ra rách lớp áo trong và bóc tách thành ĐMC. Nguy cơ bóc tách ĐMC phụ thuộc vào mức độ hẹp của van ĐMC có 2 lá van.
Hậu quả suy giảm chức năng của ĐMC
Khả năng chun giãn của ĐMC đóng góp chủ yếu vào việc duy trì chức năng bình thường của nó. Tuy nhiên, tính chun giãn và căng phồng lên của ĐMC giảm đi cùng với tuổi tác. Sự thay đổi này xuất hiện ở những người bình thường. Mất khả năng chun giãn và giãn nở làm tăng áp lực mạch thường thấy ở người lớn tuổi và kéo theo là ĐMC dần dần giãn ra. Mất sự chun giãn với tuổi tác sẽ tiến triển nhanh hơn ở người có bệnh tăng huyết áp (THA), tăng cholesterol máu hay bệnh động mạch vành so với những người bình thường. Ngược lại, ở những vận động viên, tính chun giãn của ĐMC cao hơn những người cùng lứa tuổi khác.
Về mặt mô học, thành ĐMC ở người cao tuổi có biểu hiện các sợi chun bị đứt gẫy kèm theo với tăng sợi tạo keo dẫn đến làm tăng tỷ lệ sợi tạo keo so với sợi chun, góp phần làm mất tính giãn nở. Sự giảm dòng máu ở các mạch máu nuôi thành ĐMC sẽ làm thành ĐMC cứng hơn với những biến đổi về mô học tương tự và có thể đây là một nguyên nhân gây ra những biến đổi thoái hóa theo tuổi tác.
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.