Thành phần chính của không khí ô nhiễm là các tiểu phân kích thước cực nhỏ như NO2 (nitrogen dioxide), O3 (ozone), SO2 (sulfur dioxide) và nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi có trong khói thải từ xe cộ, nhà máy, xí nghiệp...
Ở môi trường ngoài trời, con người thường xuyên giáp mặt với các tiểu phân này, những chất tuy có kích thước nhỏ nhưng mang mối nguy hại không nhỏ. Chúng có thể gây viêm nhiễm ở phổi và thâm nhập hệ tuần hoàn, di chuyển ngược gió hàng ngàn cây số và gây hại đến những người ở xa nguồn xuất phát...
Khói thuốc lá là “cổ đông” lớn nhất và nguy hại nhất góp phần gây ô nhiễm môi trường nhà ở. Khói thuốc lá thải ra môi trường hỗn hợp có hơn 4.000 chất ở dạng khí và hạt, trong đó ít nhất 40 chất được biết có thể gây ung thư ở người và động vật. Riêng với hệ tim mạch, khói thuốc lá làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, ảnh hưởng chức năng mạch vành, có thể khiến người bệnh mạch vành đau ngực, mệt, khó thở. Không chỉ người hút thuốc, người hít phải khói thuốc cũng bị những tác động tương tự.
Một tác nhân khác cần “điểm mặt gọi tên” là khí CO (carbon monoxide), một loại khí độc không mùi, không vị. Khí CO được tạo ra từ các động cơ nổ, đám cháy, khói thuốc lá... Nhiễm khí CO liều cao có thể gây tử vong. Hít phải khí CO liều thấp nhưng kéo dài cũng có thể đưa đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng. Khí này đặc biệt nguy hiểm cho người mắc bệnh mạch vành, tắc động mạch, suy tim vì làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Với người mắc bệnh mạch vành, ngay cả hít phải khí CO với liều lượng thấp cũng đủ gây đau ngực hay rối loạn nhịp tim.
Khí thải, khói đốt, kẹt xe, hàng triệu người vẫn hút thuốc lá mỗi ngày... là những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, mỗi người, nhất là những người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch vành, phải có biện pháp tự bảo vệ trước không khí ô nhiễm như:
- Bỏ thuốc lá và tránh xa những người đang hút thuốc lá. Đề nghị các thành viên trong gia đình bỏ thuốc lá và không hút thuốc lá trong nhà.
- Lau dọn nhà cửa thường xuyên để tránh bám bụi.
- Nếu ra khỏi nhà, tránh đi vào giờ cao điểm và nên đi những con đường nhỏ, nhiều cây xanh; tránh đi đường lớn, đông đúc xe cộ.
- Tránh vận động mạnh hoặc tập thể dục ở những nơi không khí ô nhiễm vì vận động sẽ khiến tăng hít thở nguồn không khí ô nhiễm.
- Khi có thể, nên đi nghỉ dưỡng ở những nơi có không khí trong lành.
- Nếu đang ở những nơi có không khí ô nhiễm nặng, nên cân nhắc việc chuyển chỗ ở để có thể bảo vệ sức khỏe lâu dài.
TTO
0 comments:
Ý kiến từ bạn:
Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.