Điều trị tăng huyết áp có kiểm soát: Rất lợi cho người bệnh

Cách tiến hành cụ thể:

1. Nhận bệnh nhân

1. Khám chẩn đoán xác định bệnh, làm hồ sơ bệnh án.

2. Hướng dẫn giải thích giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người người bệnh hiểu và tự giác thực hiện.

3. Phổ biến các quy định cụ thể cho người bệnh như khám bệnh, điều trị bao gồm thuốc, thay đổi lối sống..., hướng dẫn cách tự theo dõi bệnh ở nhà, cách liên hệ với thầy thuốc...

4. Bệnh nhân khi đã có nhận thức về điều trị cần có cam kết cụ thể.

2. Quản lý, theo dõi bệnh nhân.

Mỗi bệnh nhân cần có hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để bệnh nhân tự theo dõi ở nhà. Mỗi lần khám bệnh, bác sĩ cần ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định hướng dẫn điều trị vào cả hai sổ này. Bệnh nhân có thể ghi những biểu hiện về sức khỏe, số đo huyết áp, nhịp tim và các dấu hiệu khác thường của họ theo thời gian vào sổ tự theo dõi, mỗi lần đến khám lại bác sĩ có thể biết được diễn biến của người bệnh.

Xây dựng mẫu về thời gian thực hiện các xét nghiệm thăm dò đánh giá người bệnh (hàng năm kiểm tra tối thiểu 1 lần).
GS. Nguyễn Lân Việt hướng dẫn cách thăm khám người bệnh.

Giai đoạn đầu khi chưa xác định được liều thuốc phù hợp, người bệnh cần được theo dõi hàng tháng. Khi đã xác định liều thuốc phù hợp thì tùy vào mức độ nguy cơ tim mạch để đưa ra thời gian khám lại cho phù hợp.

Cần có biện pháp để biết được ngày hẹn khám lại của bệnh nhân và có biện pháp nhắc nhở (điện thoại, gửi thư) khi người bệnh quên khám lại.

Cần kiểm tra việc dùng thuốc hàng ngày của bệnh nhân bằng nhiều hình thức như kiểm tra vỏ vỉ thuốc, ghi chép của người bệnh trong sổ tự theo dõi...

Cần đánh giá hiệu quả điều trị:

Huyết áp mục tiêu.

Các yếu tố nguy cơ đi kèm.

Các tác dụng không mong muốn.

Giá thành và khả năng thực hiện của người bệnh.

Một số kết quả ban đầu:

Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trị lâu dài: có từ 60% - 80% số bệnh nhân (tùy từng đơn vị) bị tăng huyết áp đã được quản lý điều trị lâu dài.

Số bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu: có từ >50% - 74% số bệnh nhân (tùy từng đơn vị) được quản lý điều trị đạt được huyết áp mục tiêu.

Tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch giảm...

Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp ngoại trú tập trung.

Số bệnh nhân chỉ điều trị trong thời gian ngắn rồi bỏ: 20% - 40%.

Một số tự động thay đổi đơn thuốc hay quên uống thuốc.

Một số không đến khám kiểm tra theo hẹn.

Một số khuyến cáo:

Nên có những đơn vị để quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp ở cơ sở y tế cho những người bệnh tăng huyết áp thuận tiện tham gia. Tùy điều kiện thực tế mà đưa ra mô hình cụ thể.

Mục đích của đơn vị quản lý điều trị tăng huyết áp là kiểm soát, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị lâu dài cho người bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ đạt và duy trì huyết áp mục tiêu, giảm các yếu tố nguy cơ khác để làm giảm tỷ lệ biến cố và tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Cần có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe như giáo dục trực tiếp cho người bệnh, hay dưới hình thức câu lạc bộ bệnh nhân, gián tiếp qua các tài liệu, tờ rơi, các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo, internet... để người bệnh tự giác tham gia việc điều trị bệnh cho chính họ một cách có hiệu quả nhất.

Một số mô hình quản lý điều trị THA có thể tham khảo: Đơn vị quản lý điều trị THA, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch mai, Hà Nội, đơn vị quản lý điều trị THA Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ.

Dự án Phòng chống bệnh tăng huyết áp - Viện Tim mạch VN - TS. Viên Văn Đoan- Trưởng khoa Khám bệnh - BV Mạch Mai

Bookmark and Share

0 comments:

Ý kiến từ bạn:

Bạn có thể nhận xét bằng cách Chọn là Tên/URL, URL khỏi điền.


  Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !.  

Bản quyền © 2009 thuộc về Benhtimmach.com | Quảng cáo - Liên hệ Mr.Cường: suckhoegd@gmail.com. Điện thoại: 0944.462.569. Thông tin chỉ có tính tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chẩn đoán cho mình. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ.